AGH

Hội Khoa học Tiêu hóa TP.HCM

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lời mở đầu
    • Ban chấp hành
    • Ban thư ký
    • Sơ đồ tổ chức
  • Thông báo – Sự kiện
    • Tin tức – Thông báo
    • Hoạt đông hội
    • Tin nội bộ
  • Chuyên đề
    • Tổng quan
    • Nghiên cứu lâm sàng
    • Trường hợp lâm sàng
    • Thông tin khoa học
    • Y học thực chứng
  • Hội nghị
    • Hội nghị – Hội thảo
    • Đào tạo liên tục (CME)
  • Thư viện
    • CME thử nghiệm
    • Thư viện Videos
  • Diễn đàn
  • Liên hệ
  • Hội viên
  • Tài khoản

Hội thảo Hội khoa học Tiêu hóa tháng 11 – Báo cáo số 2

27/12/2019 by admin

Filed Under: Thư viện Videos

Hội thảo Hội khoa học Tiêu hóa tháng 11 – Báo cáo số 1

25/12/2019 by admin

Filed Under: Thư viện Videos

Kỹ Yếu Hội Khoa Học Tiêu Hoá TpHCM

09/10/2018 by admin

I. Đặc điểm, tình hình:

Quá trình thành lập và phát triển: Hội Khoa học Tiêu hóa TP HCM được thành lập do quyết định QĐ/không số ngày 01/11/1994 của Hội  Khoa Học Tiêu Hoá Việt Nam Nhiệm kỳ I (từ 26/11/1994 – 12/2000 ) và quyết định xác định QĐ/23/HYH QĐBS ngày 06/03/2012. Đến nay đã bước sang nhiệm kỳ thứ V (2016 – 2020).

– Địa điểm trụ sở chính: 10 Trương Định, Phường 6, Quận 3 , Tp HCM

– Email: khoahoctieuhoa@gmail.com

– Điện thoại: (028) 39 336 688 line 161.

NKI (1994-2000) NKII(2001-2005) NKIII(2006-2010) NKIV(2011-2015) NKV(2016-2020)
Ch.T. Gs Nguyễn Đình Hối Gs Nguyễn Đình Hối Gs Nguyễn Đình Hối Gs Nguyễn Đình Hối BsCKII Trần Ngọc Bảo
PhChT Ts Vũ Quang Ngọ BsCKII Trần Ngọc Bảo BsCKII Trần Ngọc Bảo BsCKII Trần Ngọc Bảo BsCKII Trần Kiều Miên
TThK BsCKII Trần Kiều Miên BsCKII Trần Kiều Miên BsCKII Trần Kiều Miên BsCKII Trần Kiều Miên Ts Quách Trọng Đức

Số hội viên hiện tại:

1. Hội viên chính thức: 220

2. Hội viên liên kết: 33

Danh sách Ban Chấp Hành Hội KHTH TP.HCM Nhiệm kỳ V ( 2016 – 2020 )

Chủ tịch:   Bs CKII Trần Ngọc Bảo

Phó chủ tịch thường trực:  Bs CKII Trần Kiều Miên

Phó chủ tịch khoa học:  Ts Lê Thành Lý ,

Tổng thư ký: Bs Quách Trọng Đức

Uỷ viên: Bs Nguyễn Thị Ngọc Dung , Bs Trần Hà Hiếu , Gs Ts Lê Quang Nghĩa , Ts Hồ Tấn Phát ,  Bs Nguyễn Đăng Sảng , Bs Trịnh Đình Thắng , Ths Bs Lê Đình Quang , CNĐD Nguyển Sơn Tịnh .

Trong suốt quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển vừa qua , Hội luôn đoàn kết, phấn đấu nhằm mục đích nâng cao chất lượng cập nhật kiến thức chuyên môn cho hội viên và các đồng nghiệp có quan tâm đến lĩnh vực tiêu hóa, đồng thời cố gắng phát triển các mối quan hệ kết nối với các Hội tiêu hóa trong khu vực trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trãi qua hơn 20 năm phát triển, Hội luôn khẳng định được vai trò trung tâm đáng tin cậy trong việc chuyển giao các kiến thức cập nhật trong lĩnh vực tiêu hóa, đồng thời góp phần quan trọng trong việc đào tạo được các Hội viên có kiến thức chuyên môn tốt, một số đã tạo được uy tín trong cộng đồng Tiêu hóa vùng Châu Á – Thái Bình Dương và được mời tham gia các hội đồng chuyên gia của khu vực.

– Hội Khoa học Tiêu hóa TP HCM đảm nhận công tác bồi dưỡng chuyên môn sau đại học cho cả khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và cho các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ do hiện tại chưa có các Hội chuyên ngành của các địa phương nói trên trong lĩnh vực tiêu hóa . Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho không chỉ các hội viên mà cả cho các đồng nghiệp có quan tâm đến lĩnh vực tiêu hóa ở các tỉnh lân cận , trên tinh thần cập nhật định kỳ các kiến thức chuyên ngành tiêu hóa , Hội định kỳ tổ chức các buồi sinh hoạt khoa học tại TP HCM và luân chuyển ở các tỉnh thành xung quanh.

II. Hoạt Động

1. Sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt khoa học định kỳ mỗi quí một lần ; mỗi lần 1 – 2 chuyên đề về tiêu hoá hoặc gan mật .

Các chuyên đề đã được báo cáo:

(1) Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản : Tiếp cận chẩn đoán & điều trị , GERD kháng trị .

(2) Xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn TMTQ : Xử trí điều trị cấp cứu .

(3) Xuất huyết tiêu hoá trên không do vỡ dãn TMTQ .

(4) Đồng thuận về Điều trị H.pylori , các phác đồ điều trị H.pylori , tình trạng kháng kháng sinh của H.pylori .

(5) Rối loạn vận động dạ dày

(6) Điều trị ung thư dạ dày giai đoan sớm .

(7)  HCRKT : Tiếp cận chẩn đoán & điều trị ,  HCRKT : Cập nhật các tiêu chuẩn chẩn đoán qua các hội nghị ROME  III , và IV .

(8) Ung thư đại trực tràng : Tầm soát & phát hiện sớm KĐTrTr

(9) Viêm tuỵ cấp : Xử trí điều trị cấp cứu, Điều trị nang giả tuỵ ,

(10)  Ung thư tuỵ .

(11) Điều trị sỏi mật qua nội soi .

(12) Điều trị trĩ .

(13) Cập nhật kiến thức : Các điểm nổi bật về tiêu hoá trong Tuần lễ Tiêu Hoá Mỹ 2017 , và năm 2018

2. Công trình nghiên cứu khoa học:

(1) Đã có 45 đề tài báo cáo trong các buổi sinh hoạt .

(2) Các hội viên tham gia báo cáo các công trình NCKH tại các Hội nghi tiêu hoá toàn quốc mỗi năm ( từ 4 – 6 báo cáo mỗi năm ) .

3. Công tác huấn luyện:

(1) Từ 2001 – 2003 Hội KHTHTpHCM đã phối hợp với nước Cộng Hoà Pháp mở 4 lớp huấn luyện về Tiêu hoá ( mỗi đợt 2 tuần ) do các giáo sư từ Pháp sang .

(2) Hội cũng mở các lớp huấn luyện về Nội soi tiêu hoá ( 2 tháng ) mỗi 6 – 12 tháng .

(3) Liên kết với các Hội tiêu hoá thế giới & khu vực để cử người tham dự các khoá học ngắn hạn hoặc mời các chuyên gia tiêu hoá nước ngoài báo cáo cập nhật kiến thức hoặc tổ chức các khoá học bổ túc chuyên môn tại Tp.HCM .

III. Hướng phát triển sắp tới của Hội KHTHTpHCM:

1. Về tổ chức: Cũng cố tổ chức chi hội ở các bệnh viện trong TpHCM & các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ gồm :

(1) Khuyến khích tổ chức  các buổi sinh hoạt khoa học tại các chi hội để cập nhật thông tin , kiến thức cho các đồng nghiệp . Các đề tài nên theo nhu cầu của các bệnh viện cơ sở , có thể do các hội viên trong chi hội đảm nhận hoặc do các báo cáo viên do hội mời .

(2) Đặc biệt đối với các chi hội đồng bằng song Cửu Long & miền Đông Nam bộ , hội sẽ hỗ trợ báo cáo viên tổ chức các sinh hoạt tại chỗ thường xuyên hơn để các chi hội sớm có điều kiện thành lập Hội Khoa Học Tiêu Hoá Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu của Hội Khoa Học Tiêu Hoá Việt Nam .

(3) Khuyến khích hội viên tham gia nghiên cứu khoa học , tham gia các hoạt động chuyên môn của hội , tham gia các chương trình nghiên cứu nhiều bệnh viện của hội trong tương lai .

(4) Ban chấp hành phân công các uỷ viên theo dõi các hoạt động chi hội , hỗ trợ cho các chi hội khi có yêu cầu và nhận các báo cáo thường kỳ của các chi hội .

2. Về chuyên môn:

(1) Cũng cố các buổi báo cáo thường kỳ hàng quí của hội dành cho hội viên : Báo cáo khoa học , tổng kết hay cập nhật các vấn đề tiêu hoá .

(2) Tổ chức báo cáo trước các công trình nghiên cứu tham gia hội nghị tiêu hoá toàn quốc .

(3) Tổ chức các nghiên cứu đa trung tâm về các bệnh ( Nên Khoảng 4 – 5/10 đề tài  ?) : Táo bón chức năng , HCRKT , bệnh trào ngược dạ dày – thực quản , Chứng khó tiêu chức năng , Tổng kết tình hình can thiệp phẫu thuật bệnh loét DD-TTr trong 20 năm qua , Tổng kết đa trung tâm về một số bệnh thường gặp ở TpHCM như Viêm tuỵ cấp , Xuất huyết tiêu hoá , Bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột , Ap xe gan , Sỏi mật .

(4) Tham gia tổ chức các Hội nghị Tiêu Hoá hàng năm của Hội Khoa Học Tiêu Hoá Việt Nam .

(5) Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học do hội mời đồng nghiệp nước ngoài trình bày để cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới .

(6) Khuyến khích hội viên tham gia các Hội nghị tiêu hoá khu vực & thế giới . Hội sẽ tổ chức để các thành viên đã tham dự về báo cáo lại một số thông tin cập nhật tại các hội nghị trên cho toàn thể hội viên .

(7) Khuyến khích và hỗ trợ các hội viên trên tham dự các hội nghị nói trên dưới dạng poster hay báo ca1otheo các chương trình dành cho các nhà lâm sàng trẻ .

(8) Tiếp tục liên kết với các Hội tiêu hoá thế giới & khu vực để giúp đào tạo cho hội viên.

(9) Mở trang web của Hội KHTH TpHCM .

Chức năng, nhiệm vụ: Hội thực hiện công tác chuyên môn trong lĩnh vực tiêu hóa tại thành phố Hồ Chí Minh, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cập nhật kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn cho các bác sĩ, cũng như làm cầu nối cho các hoạt động nghiên cứu khoa học với các đồng nghiệp quốc tế. Một số hội viên của Hội Khoa học Tiêu hóa Tp. Hồ Chí Minh còn tham gia công tác chuyên gia với các Hội Tiêu hóa trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương.

3. Các hoạt động của Hội KHTHTpHCM :

2.1  Hoạt động về Khoa học ,  đào tạo:

(1) Hàng năm Hội tổ chức trung bình 2 lần hội nghị chuyên đề lớn tại TP HCM có mời chuyên gia tiêu hoá nước ngoài đến chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật kiến thức , với số lượng người tham dự từ 300 – 500 trong mục tiêu đào tạo y khoa liên tục ( CME )

(2) Tổ chức các hội nghị chuyên đề tại các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ (khoảng 2 – 4 lần / năm) để bổ túc kiến thức sau đại học.

(3) Cử các chuyên gia của Hội trình bày tại các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ của các bệnh viện trong khu vực TP HCM khi có đề nghị.

(4) Tham gia báo cáo NCKH tại Hội nghị tiêu hóa toàn quốc hàng năm với ít nhất từ 6 báo cáo trở lên.

(5) Tham gia đăng ký báo cáo miệng và báo cáo poster tại Hội nghị Tiêu hóa vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Tham gia thuyết trình tại một số hội nghị chuyên ngành trong khu vực , hoặc tham gia vào nhóm chuyên gia xây dựng các đồng thuận trong lĩnh vực tiêu hóa của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khi có dịp .

2.2  Hoạt động về Công nghệ Thông tin – Báo chí :

Hội đang tiến hành Thành lập trang Web của Hội: Tên miền, số tin bài đã đăng, số lượt truy cập trong kỳ báo cáo, liên thông kết nối với các trang Web.

2.3 Về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế :

Công tác đối ngoại:

(1) Liên kết với các hội bạn trong ngoài nước.

(2) Cử hội viên đi tu nghiệp tại Nhật Bản do quỹ học bổng Takeda tài trợ.

2.4 Công tác tư vấn phản biện và xã hội từ thiện với các mục tiêu:

Hội sẽ tư vấn – phản biện các vấn đề thuộc chuyên ngành theo yêu cầu của cơ quan có nhu cầu . Hội cũng sẽ tiến hành lập các câu lạc bộ chuyện khoa để tư vấn , hổ trợ các bịnh nhân quản lý hiệu quả các bịnh mãn tính về tiệu hoá , hoặc tầm soát phát hiện sớm các ung thư tiệu hoá.

Chủ tịch

BSCKII Trần Ngọc Bảo

Filed Under: Thông báo - Sự kiện

Những tiến bộ mới trong điều trị tiêu hoá của Mỹ

24/07/2018 by admin

Những lợi ích và tính an toàn của PPI trong điều trị GERD, tiệt trừ  H.Pylori, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, xử trí xuất tiêu hóa cấp tính… đã được các chuyên gia đến từ Mỹ và Việt Nam thảo luận sôi nổi tại hội thảo diễn ra tại TP Hồ Chí Minh mới đây.

Trong hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thuốc PPI được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày. Điều đó nói lên tính hiệu quả của nó, song ngay từ những bước đầu thực hiện cũng như thực hành lâm sàng, các tác giả, nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều cảnh báo về tác dụng phụ của PPI, trong đó đặc biệt là các vấn đề về tiêu hóa.

Quy tụ hàng trăm bác sĩ

Hội nghị có sự tham gia của nhiều BS hàng đầu trên thế giới.

Ngày 24-6, Hội Khoa học Tiêu hóa TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng AstraZeneca đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Những tiến bộ trong điều trị bệnh tiêu hóa trên cập nhật từ tuần lễ bệnh tiêu hóa Mỹ 2018” đem đến những thông tin hữu ích, quý giá trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh tiêu hóa trên như GERD, xuất huyết tiêu hóa, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan… Hội thảo quy tụ hàng trăm các bác sĩ đến từ TP Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ… với 4 báo cáo. Trong đó có 2 báo cáo cập nhật các vấn đề bệnh tiêu hóa của GS.BS Peter James Karilas, PGS.TS.BS Quách Trọng Đức và 2 báo cáo các trường hợp lâm sàng liên quan đến tiệt trừ Helicobacter pylori, xuất huyết tiêu hóa của ThS.BS Lê Đình Quang, TS.BS Trần Hà Hiếu.

Phát biểu khai mạc hội nghị, BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa TPHCM chia sẻ: “Đều đặn nhiều năm qua, mỗi khi kết thúc hội nghị tiêu hóa lớn nhất tại Mỹ – DDW thì thành viên của hội lại được cập nhật những thông tin mới nhất xung quanh các vấn đề bệnh tiêu hóa. Đây là cơ hội để các đồng nghiệp được thảo luận, tiếp cận và cập nhật những kiến thức mới từ các chuyên gia trên thế giới. Năm nay, GS.BS Peter James Kahrilas từ Chicago, Mỹ tiếp tục mang sứ mệnh truyền tải thông tin mới nhất về bệnh tiêu hóa tại hội nghị DDW. Ông là tác giả của nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành và là người đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực tiêu hóa trên thế giới. Bên cạnh đó, thì hội nghị năm nay còn có các phiên báo cáo của các đồng nghiệp đến từ BV Quân y 175, Đại học Y Dược TPHCM… giúp khách mời tham dự có góc nhìn đa chiều, từ lý thuyết đến thực tiễn trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa trên”.

Các chuyên gia báo cáo và Ban Chủ tọa thảo luận với khách tham dự về các vấn đề liên quan trong nội dung của hội nghị.

Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, trong báo cáo “Những điểm mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiêu hóa – Cập nhật từ DDW 2018” – GS.BS Peter James Karilas – Đại học Northwestern, Chicago, Mỹ đã chắt lọc nhiều thông tin hữu ích từ hội nghị tiêu hóa lớn nhất hằng năm của Mỹ cho khách mời tham dự hội thảo. GS.BS Peter James Karilas cho biết, hiện nay thuốc PPI được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày. Điều đó nói lên tính hiệu quả của nó, song ngay từ những bước đầu thực hiện cũng như thực hành lâm sàng, các tác giả, nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều cảnh báo về tác dụng phụ của PPI, trong đó đặc biệt là các vấn đề về tiêu hóa.

PPI làm giảm acid để điều trị các bệnh có liên quan đến tăng tiết acid, tuy nhiên khi giảm acid mà sử dụng kéo dài thì sẽ dẫn đến hệ quả đưa đến tác dụng không mong muốn như làm tăng viêm dạ dày do HP, ung thư dạ dày, thậm chí có giả thuyết còn cho rằng sẽ dẫn đến ung thư đại tràng… Ngoài ra, nó còn gây rối loạn hấp thu canxi, tương tác thuốc… Tuy nhiên, GS đã dựa trên những chứng cứ y học đưa ra các phân tích về lợi ích cũng như tính an toàn của việc sử dụng PPI như, bệnh nhân GERD và có biến chứng liên quan đến acid nên sử dụng PPI trong thời gian ngắn để chữa lành và kiểm soát triệu chứng lâu dài. Bên cạnh đó, PPI được cân nhắc là điều trị đầu tay đối với viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, là yếu tố then chốt trong tất cả các phác đồ tiệt trừ H.pylori.

Nên xem xét điều trị PPI

BS.CK2 Trần Ngọc Bảo – Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa TP Hồ Chí Minh và GS.BS Peter James Karilas.

Với những bệnh nhân khó tiêu có triệu chứng dai dẳng, mặc dù đã tiệt trừ thành công H.Pylori hoặc ở những bệnh nhân không nhiễm có triệu chứng đau thượng vị, cũng nên xem xét điều trị PPI trong thời gian ngắn. Ngoài ra, điều trị PPI liều chuẩn được sử dụng nhằm bảo vệ dạ dày ở những bệnh nhân tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa do điều trị chống kết tập tiểu cầu và ở những bệnh nhân viêm tụy mãn tính, suy tụy thì PPI là điều trị thêm vào cùng với liệu pháp enzym thay thế. Báo cáo tiếp theo của PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thu hút nhiều sự chú ý, thảo luận của các bác sĩ, dược sĩ trong hội trường. Chia sẻ trong báo cáo “Cập nhật chẩn đoán và xử trí xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp tĩnh mạch cửa” – PGS Đức cho hay, trên thế giới đã có những hướng dẫn chung cho điều trị xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Việc áp dụng các phác đồ điều trị mang lại lợi ích rất nhiều cho người bệnh cũng như giảm chi phí điều trị.

Trong đó, khi xử trí xuất tiêu hóa cấp tính không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại cơ sở không có khả năng nội soi đường tiêu hóa trên thì thông thường, việc dùng PPI trước nội soi là không bắt buộc, tuy nhiên nên dùng nếu không thể tiến hành nội soi can thiệp tối ưu trước 24 giờ. Nếu có chỉ định sử dụng thì ưu tiên ngay PPI đường tiêm truyền liều cao, chuyển sang dạng uống sau khi hoàn tất truyền tĩnh mạch. Trường hợp bệnh nhân tại cơ sở có khả năng nội soi đường tiêu hóa trên nhưng không có khả năng cầm máu qua nội soi hoặc có khả năng nội soi và cầm máu qua nội soi thì cần tiến hành sớm nội soi dạ dày tá tràng trong 24 giờ để chẩn đoán xác định và đánh giá nguy cơ chảy máu tái phát trên nội soi. Ưu tiên sử dụng ngay PPI đường tiêm truyền liều cao trước khi nội soi cấp cứu, ví dụ esomeprazole 80mg tiêm tĩnh mạch sau đó truyền liên tục mỗi 8mg/giờ trong 72 giờ, sau đó duy trì bằng đường uống 40mg/ngày. Sau đó, chuyển sang dạng uống khi hoàn tất truyền tĩnh mạch.

PGS Đức cho biết: “Trường hợp điều trị cầm máu qua nội soi lần đầu không thành công, cần hội chẩn với bác sĩ ngoại khoa để xem xét khả năng phẫu thuật. Trường hợp chảy máu tái phát tiến hành nội soi lần 2 để cầm máu, nếu vẫn tiếp tục chảy máu cần hội chẩn với bác sĩ ngoại khoa để phẫu thuật hoặc nếu có điều kiện với bác sĩ điện quang can thiệp để tiến hành nút mạch”. Ông cũng lưu ý, sau khi xuất huyết tiêu hóa đã ổn định cần xét nghiệm Helicobacter pylori và điều trị diệt HP theo phác đồ 1 PPI + 2 kháng sinh, không nên điều trị diệt HP trong giai đoạn đang chảy máu.

PHƯƠNG NGUYÊN

Sức khỏe Cộng đồng

Filed Under: Hội nghị, Hội nghị - Hội thảo

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 4
  • 5
  • 6

LỊCH TUẦN

HỘI KHOA HỌC TIÊU HÓA TP.HCM

Lầu 9, Số 10 Trương Định, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028 39336688-186
khoahoctieuhoa@gmail.com

GIỚI THIỆU

  • Giới thiệu
  • Sơ đồ tổ chức
  • Ban chấp hành
  • Ban thư ký

CHUYÊN ĐỀ

  • Tổng quan
  • Nghiên cứu lâm sàng
  • Trường hợp lâm sàng
  • Thông tin khoa học
  • Y học thực chứng

THÔNG BÁO – SỰ KIỆN

  • Tin tức – Thông báo
  • Hoạt đông hội
  • Tin nội bộ
HỘI KHOA HỌC TIÊU HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đang chạy thử nghiệm